Nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt thường chứa các chất tan và không tan ở dạng lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành dung dịch huyền phù. Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thông thường người ta sử dụng các quá trình cơ học: lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào các hạt, tính chất vật lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ là sạch cần thiết. Xử lí bằng phương pháp cơ nhằm loại bỏ và tách các chất không hòa tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lí cơ học bao gồm:
Phương pháp xử lí cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học BOD đến 20%.
Xử lí nước thải bằng công nghệ hấp phụ: được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả.
Xử lí nước bằng công nghệ trao đổi ion:
Xử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ; Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải; Bản chất của quá trình trao đổi ion là 1 quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước. Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là các anionit và chúng mang tính kiềm; Nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.
Xử lí nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông:
Các hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt từ sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân hủy,… kích thước hạt có thể dao động từ vài micromet đến vài milimet. Bằng phương pháp xử lí cơ học chỉ có thể loại bỏ được những hạt có kích thước lớn hơn 1mm. với những hạt có kích thước lớn hơn 1mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt hiệu quả xử lí cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp xử lí hóa lý; Mục đích quá trình keo tụ tạo bông: để tách các hạt cặn có kích thước 0,001 m không thể tách loại bằng quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc tuyển nổi. Cơ chế quá trình keo tụ tạo bông:
Xử lí nước thải bằng công nghệ thẩm thấu:
Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác đóng vai trò quan trọng trong xử lí nước thải. Màng được định nghĩa là lớp đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau, có thể là chất rắn, gel (chất keo) trương nở do dung môi hoặc chất lỏng. Việc ứng dụng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất qua màng;
Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nito,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một các tổng quát, phương pháp sử lý sinh học có thể chia làm hai loại:
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính sau:
Nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp đều có những quy trình xử lí riêng; Đối với nước thải đô thị, việc sử dụng bể phốt và các thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phổ biến rộng rãi ở một số vùng nông thôn; Một hệ thống xử lí hiếu khí là quá trình bùn hoạt tính, dựa trên việc duy trì và tuần hoàn một sinh khối phức tạp gồm vi sinh vật có khả năng hấp thụ và hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải. Quy trình xử lí nước thải hiếu khí cũng được áp dụng rộng rãi trong xử lí nước thải công nghiệp và bùn sinh học. Nước thải sau xử lí còn được tái sử dụng cho sinh hoạt.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của VIMHP., JSC có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, cũng như giải pháp công nghệ phù hợp với hệ thống của mình, được đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp nhất với hệ thống của mình cũng như quá trình vận hành hệ thống hiệu quả tốt nhất. (tham khảo dự án VIMHP., JSC đã triển khai thành công tại đây)
Chất lượng tốt nhất - Tiến độ nhanh nhất - Dịch vụ tốt nhất.
Hãy liên hệ với Chúng tôi theo địa chỉ trên website hoặc để lại lời nhắn qua e-mail :contact.vimhp@gmail.com/ contact@vimhpgroup.vn.Chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý đối tác thời gian sớm nhất có thể !
Tác giả: VIMHP., JSC
Nguồn tin: VIMHP., JSC
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Phòng kinh doanh
Mrs Linh
Mrs Tuyết
Mr X.Chung
Mr Long
Phòng Kỹ thuật
Mr Luyện
Mr D. Chung
Mr Trường